1. Lịch sử của khoa học dinh dưỡng
Từ thế kỉ V trước công nguyên, danh y Hi Lạp Hippocrates đã chủ trương rằng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ta chỉ cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.
Các vị danh y của nước ta như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông trước đây đều nhấn mạnh vai trò của chế độ dinh dưỡng trong ngăn ngừa và điều trị một số bệnh.
Có thể nói, từ xa xưa các vị danh y trên thế giới đã nắm được vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng với sức khỏe con người.
2. Muc đích của chế độ dinh dưỡng
Chúng ta có thể chia chế độ dinh dưỡng ra thành các mục đích sau:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tạo điều kiện thuận lợi để có một sức khỏe tốt
- Phòng ngừa các bệnh liên quan đến ăn uống.
- Phục hồi cơ thể sau chấn thương hoặc điều trị bệnh.
- Một số vấn đề dinh dưỡng hiện nay.
- Xét về mặt chế độ dinh dưỡng trên thế giới đang đứng ở hai thái cực khác nhau đó là bên vực thẳm của sự thiếu ăn hoặc là thừa ăn.
Theo ước tính của FAO sản lượng lương thực trên thế giới có đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập kỉ 80 mới có khoảng 60% dân số trên thế giới đáp ứng được nhu cầu cung cấp 2600Kcal/người/ngày, còn khoảng hơn 11 quốc gia có nhu cầu dinh dưỡng dưới 2000Kcal/người/ngày.
Nước ta sau 2 cuộc chiến tranh tàn phá thực trạng đói nghèo bao phủ cả nước, trải qua những nỗ lực của toàn đảng, toàn dân và toàn quân chúng ta đã bước đầu thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và đạt được những thành công đáng ghi nhận.
Việc giải quyết vấn đều dinh dưỡng ở nước ta không phải là đuổi kịp các nước phát triển về lượng tiêu thụ bơ, sữa mà là phấn đấu xây dựng bữa ăn hợp lý, cân đối, giải quyết tốt vấn đề an toàn thực phẩm, giải quyết tình trạng thiếu protein và một số vấn đề liên quan đến hiện tượng thiếu vi chất.
3. Tiêu chuẩn bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt cho biết chất dinh dưỡng không phải là vật liệu cố định mà luôn được thay đổi và đổi mới.
Một người khoảng 50kg sẽ cần những thành phần sau đây để đảm bảo nhu cầu:
– 32 kg nước.
– 11 kg đạm.
– 4 kg chất béo.
– 2,5 kg chất khoáng.
– 0,3 đến 0,5 kg gluxit.
+ Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho một gia đình cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Về số lượng: Bình quân cần khoảng 2600kcal/người/ngày. Mức tối thiểu để duy trì sức khỏe là khoảng 2100kcal/người/ngày.
Về chất lượng: cần đảm bảo 12% protein, 18% lipit, 70% gluxit.
Tiêu chuẩn vệ sinh: Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Đối với người cao tuổi cần giảm các thức ăn nhiều đường, bơ, bánh kẹo, nước ngọt, chất béo động vật.
+ Đối với phụ nữ mang thai: Các chuyên gia cho biết đây là những đối tượng đặc biệt cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Một phụ nữ cần cung cấp khoảng 2700-3000kcal/người/ngày. Ngoài ra cần bổ sung thêm những dưỡng chất như sắt, vitamin, rau xanh…
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là:
- Giới hạn không quá 2500mg muối/ngày/người.
- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Hạn chế ăn chất béo động vật bão hòa và cholesterol: Đê đảm bảo một sức khỏe tốt mọi người cần cung cấp không quá 10% chất béo động vật không bão hòa trong tổng số năng lượng cung cấp mỗi ngày, lượng cholesterol cung cấp cho cơ thể không vượt quá 300mg mỗi ngày.
- Tăng cường ăn thêm thực phẩm có nhiều chất xơ, rau xanh.
- Giới hạn không quá 2500mg muối/ngày/người.
- Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá. Nếu là rượu mạnh thì không nên uống quá 50 ml/ngày/người.
- Để đảm bảo sức khỏe con người cần đảm bảo nhu cầu cân đối về dưỡng chất, an toàn vệ sinh thực phẩm.