Các bé rất là lười trong việc tự giác làm bài tập về nhà khiến các mẹ không mấy lo lắng về việc học tập của các con, các mẹ cũng làm nhiều cách để thuyết phục con nhưng không có kết quả. Các mẹ ạ? Để cho bé tự giác trong việc học cũng như nhiều việc khác thì các mẹ cần có phương pháp dạy dỗ, giáo dục một cách tự nhiên phù hợp với tâm lí của trẻ thì mới kích thức được sự ham học hỏi của bé. Hôm nay, Milk36 sẽ cùng các mẹ đi tìm phương pháp giúp bé chăm làm bài tập về nhà.
Sắp xếp thời gian để cùng học bài với con
Các bậc phụ huynh thường không đủ thời gian để cùng con học bài và đôi úc không đủ kiên nhẫn để giảng cho con hiểu nên đã làm hộ cho luôn. Điều này là một sai lầm hình thành nên đức tính ỷ lại cho bé, không cần làm bài vẫn có bố mẹ làm hộ.
Vì thế, dù bận rộn đến đâu đi nữa, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để theo sát việc học hành của con và dạy cho con thói quen tự giác làm bài tập về nhà.
Quy định thời gian biểu làm bài tập về nhà
Bạn hãy để cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi sau giờ học ở trường, nhưng sau khi đã chơi đùa và ăn uống xong, hãy kiên quyết với giờ làm bài tập của trẻ.
Bạn nên đưa ra thời gian làm bài tập về nhà cố định cho trẻ và quyết tâm duy trì đều đặn thời khóa biểu này. Dần dần, trẻ sẽ có thói quen làm bài tập về nhà và tự giác thực hiện. Đây sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công cho trẻ trong tương lai.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ hoàn thành bài tập
Đảm bảo không gian yên tĩnh
Không gây tiếng ồn, không bật tivi là điều kiện tiên quyết để trẻ hiểu rằng “giờ nào việc nấy”. Trẻ sẽ dần hình thành thói quen làm bài tập về nhà đúng giờ giấc. Việc tạo không gian yên tĩnh cũng bao gồm cả yêu cầu là bạn đừng quá tò mò với những việc trẻ làm và hỏi han quá nhiều.
Cung cấp cho trẻ những dụng cụ học tập cần thiết
Trẻ con muốn sử dụng đúng những dụng cụ học tập của chúng. Bạn phải đảm bảo rằng trẻ có được mọi thứ chúng cần trên bàn học (như là: hộp viết chì, tự điển, thước, máy tính, bút dạ quang, gôm, …). Nếu không, chúng sẽ mất thời gian tìm kiếm cho bằng được và quay ra không chịu làm bài tập nữa.
Giảng giải khi trẻ chưa hiểu bài
Chắc chắn bạn sẽ không hài lòng với những lỗi sai của trẻ, nhưng bạn cũng không cần hở một tý là bắt trẻ dừng lại và giảng giải mãi. Hãy để trẻ kết thúc phần bài tập đó rồi bạn giảng hết một lượt từng lỗi sai và giải thích từng bước cho trẻ hiểu vì sao như vậy. Bạn nên sử dụng tất cả những khả năng vốn có của mình để giải thích và chỉ dẫn cho trẻ, nhưng tuyệt đối không quát nạt, thiếu kiên nhẫn. Điều đó sẽ làm trẻ sợ hãi, tệ hơn nữa là có thể gây ra tâm lý sợ sai, lần sau trẻ sẽ không dám đưa ra cách làm của mình nữa. Dần dần, trẻ trở nên thụ động trong học tập.
Hạn chế ra thêm bài tập cho trẻ
Đa số các bậc phụ huynh thường mong muốn trẻ làm nhiều bài tập hơn để có kết quả học tập tốt hơn, nhưng thực sự việc ra thêm bài tập ngoài số lượng bài tập về nhà thầy cô đã cho chỉ làm trẻ bối rối và mệt mỏi. Trẻ đang mong nhanh chóng kết thúc để được nghỉ ngơi thì lại phải làm thêm những bài tập bất ngờ. Hậu quả là giờ làm bài tập ở nhà sẽ trở thành thời gian mà trẻ chán ngán nhất trong ngày. Và bạn sẽ đánh mất cơ hội dạy trẻ tự giác làm bài tập về nhà.
Luôn ở bên trẻ đúng lúc
Bạn không nhất thiết phải ngồi kè kè ở bên cạnh trẻ trong mọi lúc, vì như vậy cũng không tạo cho trẻ môi trường tự lập cần thiết để trẻ phát huy hết khả năng của mình. Hãy giả vờ đi lòng vòng đâu đó trong nhà và làm một việc gì khác như đọc sách báo, gọt rau quả chuẩn bị bữa tối…(đừng xem tivi, gây tiếng ồn làm bé xao nhãng) để giữ khoảng cách giữa bạn và trẻ. Nhưng cũng luôn để mắt đến trẻ, ngay khi trẻ có dấu hiệu “ngậm bút”, không biết làm bài, bạn hãy hỏi han, khuyến khích và hướng dẫn trẻ áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp để làm bài.
Và để bé được thông minh thì các bậc cha mẹ hãy cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé, để giúp bé thông minh, phát triển toàn diện và trở thành niềm tự hào của ba me. Các mẹ đừng bỏ qua phương pháp giúp ngăn tình trạng thiếu vi chất ở trẻ.